Tìm hiểu về quy trình sản xuất yến sào 

Yến sào thô sơ ngoài tự nhiên là những chiếc tổ chim đầy bụi bẩn. Để có thể trở thành những sản phẩm yến sào tinh tươm, sạch sẽ thơm ngon đến tay người tiêu dùng thì những tổ yến phải trải qua nhiều quy trình chế biến và kiểm tra chất lượng. Quy trình chế biến yến sào chuẩn không chỉ giúp làm sạch mà còn giữ lại đầy đủ dưỡng chất cho người tiêu dùng. Bạn hãy cùng Yến sào Bến Tre tìm hiểu quy trình sản xuất yến sào thô thành yến tinh chế như thế nào nhé.

Bước 1: sàng lọc tổ yến thô để chọn sản phẩm nguyên vẹn

Nếu bạn đã xem qua nguồn gốc của yến sào thì bạn cũng đã biết thực phẩm này được khai thác từ tổ của chim yến. Nguồn để khai thác từ thiên nhiên hoặc nuôi trong lồng. Các chiếc tổ yến sẽ được thu hoạch và vận chuyển đến nơi chế biến, sản xuất. Trong quá trình di chuyển, các tổ yến cũng bị nứt vỡ một phần, một số còn dính đất, lông chim hay phân chim, một số tổ quá nhỏ,…

Đến nơi sản xuất, bước đầu tiên là những tổ yến thô này sẽ được sàng lọc, phân loại theo độ dày, kích cỡ, màu sắc. Qua nhiều công đoạn sàng lọc, những tổ bị hư hỏng, nứt vỡ sẽ bị loại bỏ. Bước cuối của quá trình phân loại là dựa vào lượng tạp chất trong tổ yến và để vào kho.

Quy trình sản xuất yến sào

Bước 2: Làm sạch sơ tổ yến để chuẩn bị sơ chế

Làm sạch là bước vô cùng cần thiết để đảm bảo vệ sinh cho tổ yến, gồm loại bỏ tạp chất cũng như chất thải. Tuy nhiên, nếu không biết cách làm sạch mà chỉ rửa theo cách thông thường sẽ dễ làm biến dạng, gãy vỡ hoặc làm mất đi dưỡng chất của tổ yến.

Tại bước này, tổ yến sẽ được loại bỏ các phần bụi bẩn thô bên ngoài và khử trùng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Thế nhưng, những tạp chất nhỏ và lông chim vẫn còn lẫn vào chưa thể tách được ở bước này.

Bước 3: Loại bỏ lông chim và chất bẩn khác

Yến sào được làm từ tổ chim yến nên bắt buộc phải dính lông chim. Đây là phần rất khó tách vì các sợi lông đan xen lẫn trong sợi yến. Để tách được lông chim thì yến sào thô phải được ngâm trong nước lạnh cho đến khi sợi yến mềm ra, tơi ra. Độ lạnh của nước rất quan trọng và phải được giữ suốt quá trình thực hiện. Bởi nếu nước ấm sẽ làm sợi yến tan ra, hao nhiều dưỡng chất.

Quy trình sản xuất yến sào

Khi đã ngâm với nước lạnh cho đủ mềm, các tổ yến sẽ được sàng với nước và rây lọc để các sợi lông tách ra. Đôi khi có một số sợi lông chưa rơi ra được thì người thực hiện phải dùng nhíp để tách ra thủ công một cách cẩn thận. Để sợi yến nở vừa phải, tách được lông chim thì tổ yến phải ngâm nước đủ tới.

Bước 4: Loại bỏ tạp chất nhỏ li ti

Sau khi đã lọc lông chim và tạp chất bằng nước thì tổ yến vẫn còn một số bụi bẩn và tạp chất nhỏ li ti. Bước này buộc phải thực hiện thủ công và người thực hiện phải vô cùng tỉ mỉ để gắp sạch khỏi tổ yến. Nhờ bước này mà sợi yến đảm bảo được chất lượng, có hương vị tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. 

Thành phẩm sau khi đã làm sạch

Để thực hiện được chuẩn xác, yến phải được chia thành các nhúm nhỏ rồi rải thành từng lớp mỏng để có thể trông thấy các thành phần tạp chất. Sau đó, người thực hiện phải gắp bằng nhíp nhỏ để tách thủ công cực kỳ cẩn thận. 

Bước 5: Ép khuôn và sấy khô

Sau khi đã hoàn tất phần làm sạch, các sợi yến sẽ được ép vào khuôn để tạo lại hình dạng ban đầu. Do đó mà yến tinh chế thì được nguyên vẹn, không bị nứt so với yến thô. 

Yến đã đặt vào khuôn thì sẽ được sấy khô từ 12 tiếng đến 19 tiếng. Nhiệt độ sấy không vượt quá 80 độ. Với tỷ lệ thông thường thì 150 gram yến thô chỉ sản xuất được 100 gram yến tinh chế. Yến sào thành phẩm khi đóng gói sẽ được lưu trữ ở nơi khô thoáng, không để ánh mặt trời chiếu vào. Thời gian để yến tinh chế khô sử dụng được là đến 3 năm. 

Bạn thấy đấy, để có những mảnh yến sào tinh chế trắng tinh phải qua quy trình chế biến phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo để giữ gìn chất lượng cũng như dinh dưỡng cho người dùng. Chính vì thế nên yến sào có giá thành luôn cao hơn so với nhiều thực phẩm chức năng khác.